GIỚI THIỆU CHUNG
Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý thường được thực hiện tại công đoạn xử lý bậc cao, với nguyên lý xử lý chính dựa trên công nghệ lọc màng.
Tùy vào mục đích tái sử dụng và yêu cầu chất lượng nước sau xử lý mà Koastal Eco sẽ xác định loại màng nào được áp dụng.
Dưới đây là đặc tính kỹ thuật của các loại màng được ứng dụng trong công nghệ tái sử dụng nước.
Đặc tính các loại màng
MÀNG LỌC MICROMET (MF) VÀ MÀNG SIÊU LỌC (UF)
Màng lọc MF và UF được sử dụng để tách các chất rắn lơ lửng và huyền phù ra khỏi nước bằng công nghệ màng với kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 20nm – 5µm dưới áp suất thấp. Hệ thống lọc này vận hành như một bước an toàn cho hệ thống lọc RO phía sau (nếu có). Ứng dụng phổ biến của loại màng này là công nghệ MBR (xem thêm trong mục Công nghệ xử lý sinh học và Công nghệ tái sử dụng nước thải).
Ứng dụng trong tái sử dụng: nước thải sau xử lý có thể được sử dụng lại cho việc rửa đường, rửa xe, tưới tiêu, dội xả toilet.
Việc tái sử dụng nước tại Việt Nam hiện nay thường được áp dụng cho một phần công suất của trạm xử lý nước thải do hạn chế về chi phí đầu tư. Công suất hệ thống UF Koastal Eco đã áp dụng cho tái sử dụng nước là 25m3/giờ.
Hệ thống lọc UF cho tái sử dụng nước thải sau xử lý
MÀNG LỌC NANOMET (NF) VÀ MÀNG LỌC THẨM THẤU NGƯỢC (RO)
Màng lọc NF và RO thường được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn, những hợp chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp và các ion trong nước (màng lọc NF bị hạn chế hơn màng lọc RO về khả năng loại bỏ ion đơn trị) bằng công nghệ màng với kích thước lỗ lọc nằm trong khoảng 0.1nm – 1nm dưới áp suất cao. Khi sử dụng hệ thống lọc NF hoặc RO thì cần phải có hệ lọc thô trước đó để loại bỏ những chất rắn có kích thước lớn trước, nhằm giảm tần suất nghẹt và rửa màng.
Chất lượng nước sau hệ lọc màng NF và RO rất cao, vì vậy hệ lọc này thường được chọn làm phương án tái sử dụng nước cho các dự án có yêu cầu chất lượng nước sau xử lý cao như làm nước cấp công nghệ cho một sốt ngành công nghiệp và thậm chí là dùng làm nước uống.
Cấu trúc hệ lọc RO